Rối loạn chuyển hóa

2337010051 nông thảo Thiên

2337010051 nông thảo Thiên

by NÔNG THẢO THIÊN -
Number of replies: 0

1. Phân tích ảnh hưởng, gánh nặng bệnh tật của bệnh tiểu đường đối với cấp độ cá nhân và cộng đồng

Gánh nặng ở đây bao hàm hai khía cạnh: bệnh tật và kinh tế. Bản thân đái tháo đường có nhiều biến chứng cấp lẫn mạn tính như nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu máu hay ảnh hưởng lên tim, thận, não, mắt, dây thần kinh. Bên cạnh đó, đái tháo đường thường đi kèm với nhiều tình trạng khác như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu. Tất cả đều dẫn đến hậu quả là ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, giảm tuổi thọ và tăng nguy cơ tử vong do biến chứng, đặc biệt là biến chứng tim mạch. Ngoài ra, chi phí phải bỏ ra cho việc theo dõi, chăm sóc, điều trị đái tháo đường cũng trở thành một vấn đề quan trọng đối với nhiều cá nhân, gia đình bởi vì đây là bệnh mạn tính phải điều trị suốt đời

trung bình cứ 14 người Việt Nam trưởng thành thì sẽ có 1 bệnh nhân bị đái tháo đường Số lượng người bị tiền đái tháo đường (tình trạng đường huyết của bạn cao hơn ngưỡng bình thường nhưng chưa đủ tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường) thậm chí còn lớn gấp 1.4 lần. Điều này chứng tỏ tình hình thực tế về nhóm bệnh lý rối loạn chuyển hóa đường huyết ở Việt Nam chúng ta diễn tiến tăng nhanh chóng mặt, ảnh hưởng đến một số lượng không nhỏ dân số, đặc biệt là người trưởng thành trong độ tuổi lao động. So với các nước khác trong khu vực, trên thế giới và tỉ lệ trung bình toàn cầu, Việt Nam thuộc nhóm có tốc độ gia tăng đái tháo đường cao một cách đáng báo động

2. giải thích cơ chế bệnh sinh của các triệu chứng tiểu đường: đói nhiều, gầy nhiều, tiểu nhiều, khát nhiều

+ uống nhiều : trên lâm sàng, khi cơ thể có một số biểu hiện điển hình thì người bệnh có thể nghi ngờ đến đái tháo đường như khát nước,tiểu nhiều lần trong ngày, sụt cân bất thường, cơ thể hay đói bụng và mệt mỏi bệnh nhân không chuyển hóa được glucose tốt như bình thường vì thiếu hụt lượng insulin sản xuất trong cơ thể. Vì vậy, hàm lượng glucose trong máu khá cao, lúc này, cơ thể sẽ tách nước từ những tế bào, sau đó bơm lượng nước này vào máu để pha loãng nồng độ glucose đang bị dư thừa tích lũy trong máu. Vì vậy, những tế bào trong cơ thể luôn bị tách nước, dẫn đến thiếu nước nên sẽ truyền tín hiệu và kích thích não bộ gây ra tình trạng khát nước liên tục mặc dù đã uống nước rất nhiều

+ sút cân nhiều: tế bào không thể sử dụng glucose một cách bình thường nên luôn bị thiếu năng lượng dù mức đường trong máu rất cao. Cơ thể buộc phải đốt cháy chất béo và cả cơ bắp để lấy năng lượng, từ đó gây sụt giảm cân nặng

+ ăn nhiều: do các vấn đề về hormone insulin cản trở chuyển glucose (đường) thành năng lượng, khiến người bệnh tiểu đường luôn thấy đói dù đã ăn nhiều. Người bệnh tiểu đường có cảm giác đói dai dẳng, bất thường và không thỏa mãn sau khi ăn. Điều này có thể dẫn đến ăn quá nhiều và tăng cân

+ đái nhiều: Nguyên nhân, thông thường, cơ thể sẽ tái hấp thu glucose khi đi qua thận. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu tăng cao, thận có thể không làm tốt công đoạn này, cơ thể vì thế sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn. Kết quả, người bị đái tháo đường sẽ đi tiểu thường xuyên hơn, kéo theo biểu hiện khát nước liên tục