Bài 3: Mô tả đặc điểm dịch tễ học và trình bày nguyên tắc phòng bệnh KST đường máu và nội tạng

Bài 3

Bài 3

by PHẠM MINH ANH -
Number of replies: 0

1. Sinh viên hiểu biết về dịch tễ học KST đường máu và nội tạng

Nhiễm ký sinh trùng là gánh nặng lớn nhất ở các nước nhiệt đới nghèo với điều kiện vệ sinh kém, nhưng cũng có thể gặp ở nước phát triển là những người dân nhập cư hoặc du lịch trở về từ những vùng dịch tễ, thỉnh thoảng cả những người không du lịch đặc biệt người bị AIDS hoặc suy giảm miễn dịch do các nguyên nhân khác.

Một số ký sinh trùng ký sính ở ruột trong điều kiện kỵ khí, trong khi một số loài khác sống trong máu hoặc mô trong điều kiện hiếu khí.

Nhiều bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột lây lan qua sự ô nhiễm phân của thức ăn hoặc nước uống. Bệnh thường xuyên xảy ra nhất ở những nơi điều kiện vệ sinh và môi trường kém. Một số ký sinh trùng ví dụ giun móc có thể xâm nhập vào da khi tiếp xúc với đất bẩn hoặc trong trường hợp nhiễm sán máng khi tiếp xúc vùng nước ngọt. Những loại ký sinh trùng khác ví dụ sốt rét, véc tơ truyền bệnh là động vật chân đốt (muỗi). Hiếm khi, nhiễm ký sinh trùng lây truyền qua truyền máu hoặc kim tiêm hoặc từ mẹ sang con.

Bệnh ký sinh trùng dễ xâm nhiễm khi có các yếu tố thuận lợi, nhất là tại các nước nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện tốt cho các loài ký sinh trùng dễ phát tán, sinh sôi. Ngoài ra, tập tục sinh hoạt cũng tạo điều kiện cho ký sinh trùng có cơ hội “tấn công” con người.

2. Một số nguyên tắc về phòng bệnh KST đường máu và nội tạng

Xây dựng kế hoạch lâu dài và kế hoạch ngắn hạn có tính kế tiếp nhau.

Triển khai trên quy mô rộng lớn, ưu tiên trọng tâm và trọng điểm.

Xã hội hóa việc phòng chống bệnh ký sinh trùng. Lồng ghép việc phòng chống ký sinh trùng vào các hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế - xã hội.

Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe làm thay đổi hành vi có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.

Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng chống nhiễm ký sinh trùng.