Bài 1: Hiểu biết của SV về ký sinh trùng - Giải thích nguyên tắc phòng ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng

bài 1

bài 1

Bởi NGUYỄN HỒNG THỦY -
Số lượng các câu trả lời: 0
Phân loại ký sinh trùng:
1. Hiện tượng
- Vĩnh viễn: suốt đời sống trên (trong) vật chủ.
- Tạm thời: bám vật chủ khi cần chiếm sinh chất (thức ăn).
2. Vị trí
- Nội ký: sống lâu trong cơ thể.
- Ngoại ký: sống ở da, tóc, móng.
3. Tính đặc hiệu
- Đơn thực: sống trên một loại vật chủ.
- Đa thực: sống trên nhiều loài vật chủ.
- Lạc vật chủ: sống trên vật chủ bất thường.
4. Chẩn đoán
- Thật: ký sinh, gây bệnh.
- Giả: tạp giống ký sinh trùng.

Đặc điểm chung:

- Hình thái: Hình thể, kích thước, màu sắc tùy loại, từng giai đoạn phát triển, từng vị trí ký sinh. 

- Cấu tạo: Qua nhiều thế hệ dần thay đổi để thích nghi, bộ phận không cần thiết đã thoái hóa hoặc biến mất hoàn toàn.

- Sinh sản: Phong phú và đa dạng (vô tính, hữu tính, lưỡng tính, phôi tử sinh, sinh sản đa phôi).

- Đặc điểm sống: Thích nghi với môi trường nhất định, liên quan mật thiết môi trường.

- Tuổi thọ: Vài tháng hoặc nhiều năm. 

- Yếu tố ảnh hưởng: Sinh địa cảnh, thời tiết khí hậu, quần thể, lối sống của con người.

- Thuộc giới động vật và thuộc giới thực vật


Nguyên tắc phòng kí sinh trùng và bệnh kí sinh trùng gây nên:
- Có kế hoạch lâu dài, trọng tâm, trọng điểm. 
- Cần tiến hành trên quy mô lớn.
Xã hội hóa công việc phòng chống. 
Lồng ghép việc phòng chống kí sinh trùng vào các hoạt động y tế và xã hội khác. 
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp có thể:
+ Diệt kí sinh trùng.
+ Cắt đứt chu kì của kí sinh trùng.
+ Chống ô nhiễm mầm bệnh ở ngoại cảnh.
+ Vệ sinh môi trường, cá nhân, tập thể.
+ Phát triển kinh tế xã hội.
+ Phát triển mạng lưới y tế công cộng.

Giải thích: Căn cứ đặc điểm sinh học ký sinh trùng, vật chủ; đặc điểm dịch tễ học của bệnh; điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường; thành tựu khoa học để phòng chống bệnh ký sinh trùng.