Bài 6: Một số biện pháp phòng chống vấn đề ký sinh trùng cho cộng đồng

Bài 6

Bài 6

by VŨ HOÀNG BẢO KHÁNH -
Number of replies: 0

Biện pháp phòng chống vấn đề kí sinh trùng:

- Vấn đề giun sán truyền qua đất:

+ Quản lý và xử lý phân tốt 

+ Sử dụng nước sạch để ăn uống 

+ Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống 

+ Tuyên truyền giáo dục sức khỏe, nâng cao dân trí, thay đổi hành vi 

+ Phát triển kinh tế, xã hội 

+ Từng người, từng gia đình, từng cộng đồng tham gia phòng chống 

+ Điều trị hàng loại và nhiều đợt cộng đồng nhiễm cao nhất là đối tượng đích

- Vấn đề giun sán truyền qua thực phẩm:

+ Quản lý và xử lý phân tốt 

+ Sử dụng nước sạch 

+ Không nuôi cá bằng phân tươi 

+ An toàn thực phẩm, vệ sinh ăn uống

 + Không ăn cá, cua thịt chưa chín

 + Điều trị hàng loạt và từng đợt cho cộng đồng nhiễm cao.

- Vấn đề giun đường máu:

+ Giun chỉ bạch huyết: phát hiện, điều trị những người có ấu trùng, điều trị hàng loạt, chống muỗi đốt...

+ Giun xoắn: Không ăn thịt chưa nấu chín, không ăn tiết canh, không nuôi gia súc thả rông

- Vấn đề đơn bào đường tiêu hóa: Trọng tâm giải quyết vấn đề phân - nước - rác - ruồi - thực phẩm

- Vấn đề đơn bào bào đường sinh dục - tiết niệu:

+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ 

+ Giải quyết vấn đề mại dâm 

+ Thủy chung và tình dục an toàn 

+ Nâng cao dân trí, văn hóa

- Vấn đề sốt rét:

+ Phòng chống muỗi đốt  

+ Phát hiện điều trị triệt để người mang KST sốt rét 

+ Xây dựng mạng lưới y tế đến tận thôn bản 

+ Giáo dục sức khỏe, phòng bệnh 

+ Xã hội hóa việc phòng chống 

+ Phát triển kinh tế, xã hội, dân trí

- Vấn đề tiết túc gây bệnh và truyền nhiễm

+ Quản lý, xử lý tốt phân nước rác 

+ Môi trường sạch sẽ, quang đãng 

+ Ngủ màn 

+ Nôi gia súc xa nhà 

+ Xua, diệt tiết túc

- Vấn đề vi nấm:

+ Vệ sinh môi trường sống 

+ Vệ sinh cá nhân 

+ Cải thiện điều kiện nhà ở 

+ Phát hiện điều trị triệt để

- Vấn đề KST từ súc vật chuyển sang con người: Kết hợp chặt chẽ các ngành thú y, nông nghiệp, y tế