Bài 4: Mô tả đặc điểm dịch tễ học và trình bày nguyên tắc phòng bệnh do đơn bào gây nên

Bài 4

Bài 4

Bởi BÙI TRẦN PHƯƠNG LINH -
Số lượng các câu trả lời: 0

Đặc điểm dịch tễ và nguyên tắc phòng bệnh do đơn bào gây nên :

1.     Đặc điểm dịch tễ

-         Nhiễm nhưng không triệu chứng gặp khắp nơi, nhiều nhất ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới

-         Nhiễm có triệu chứng hầu như gặp ở vùng nhiệt đới.

-          Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), trên thế giới có đến 10% dân số mắc bệnh nhiễm amip entamoeba histolytica đường ruột. Ở Việt Nam, tỷ lệ này lên đến 25% và TP.HCM 8%.

-         Bào nang của E. histolytica có thể tồn tại từ 15 ngày đến 2 tháng ở môi trường ngoại cảnh.

-         Nồng độ khử trùng bình thường không khử được bào nang.

-          Nhiệt độ cao và khô làm cho bào nang chết nhanh.

-         Dạng hoạt động không thể sống quá 2h sau khi gia khỏi vật chủ.

                   Lớp Trùng roi

- Nguồn bệnh: Giardia Lamblia là một loại ký sinh trùng đặc hiệu ở người, vì vậy nguồn bệnh chỉ là người mang mầm bệnh

- Mầm bệnh: Bào nang là thể truyền từ người này sang người khác, có sức đề kháng cao ở ngoại cảnh, trong phân ẩm có thể sống được 3 tuần lễ, trong nước rửa có thể sống được 5 tuần.

 - Đường lây truyền: • Phân có bào nang.

                                 • Đất, bụi, nước uống có bào nang.

                                  • Rau có bào nang.

                                  • Thức ăn có bào nang

 - Phân bố: Phổ biến ở khắp mọi nơi trên TG, đặc biệt ở các xứ nóng. Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh nhưng chủ yếu gặp ở trẻ em. Người lớn nhiễm mà không có triệu chứng.

          Balantidium coli

Đặc điểm dịch tễ học

·        Mầm bệnh: Cả thể hoạt động và thể kén của B.coli đều là mầm bệnh.

                      Thể hoạt động sống lâu ở ngoại cảnh và có thể đi qua bộ máy               tiêu hoá mà không bị tiêu diệt.

                      Thể kén trong điều kiện nhiệt độ 18 - 20C, độ ẩm cao có thể sống được hai tháng.

·        Nguồn bệnh:  Là những bệnh nhân mắc bệnh do B.coli cấp hoặc mạn tính, những người lành mang trùng

·        Đường lây: Qua đường tiêu hoá, do thức ăn, nước uống bị nhiễm B.coli

2.     Cách phòng chống

Phát hiện những người bị nhiễm bệnh, kể cả người bệnh và người lành mang trùng để điều trị.

  Vệ sinh ăn uống như thức ăn phải được bảo vệ không để ruồi, nhặng, gián và các loài côn trùng truyền bệnh khác làm ô nhiễm thức ăn.

 Giữ gìn đồ chơi và bàn tay của trẻ em sạch sẽ vì trẻ em thường hay mút tay và ngậm đồ chơi. Cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Quản lý tốt nguồn phân thải của người đúng nguyên tắc vệ sinh, phải tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao ý thức cho cộng đồng không được phóng uế bừa bãi ra môi trường sống

Điều trị những người mang kén amip