Bài 3: Mô tả đặc điểm dịch tễ học và trình bày nguyên tắc phòng bệnh KST đường máu và nội tạng

đặc điểm dịch tễ học, nguyên tắc phòng bệnh KST đường máu và nội tạng

đặc điểm dịch tễ học, nguyên tắc phòng bệnh KST đường máu và nội tạng

Bởi NGUYỄN NGỌC TRÂM -
Số lượng các câu trả lời: 0

1. Dịch tễ học KST đường máu và nội tạng

   Liên quan đến nhiều yếu tố: 

     - Yếu tố KST: tính chất dịch phụ thuộc vào đặc điểm sinh lý, sinh thái và chu kỳ của từng lại KST sốt rét.

     - Yếu tố muỗi truyền: Những loài Anopheles chủ yếu ở Việt Nam: 

       +> A.minimus: vùng núi, sống trong nhà, hút máu ban đêm, cao điểm tháng 7 - 9

       +> A.dirus: rừng rậm, sống ngoài nhà, hút máu sẩm tối, cao điểm tháng 8 -9

       +> A.subpictus: ven biển nước lợ, ưa vào nhà hút máu ban đêm, cao điểm tháng 5-7

       +> A.sundaicus: đồng bằng ven biển, sống trong nhà, hút máu cả ngày cả đêm, cao điểm tháng 5- 7

     - Yếu tố thời tiết khí hậu: 

       +> Khí hậu nhiệt đới

       +> Vùng mưa nhiều 

     - Yếu tố địa hình: Địa hình phức tạp, rừng cây rậm, sông ngòi, khe suối… thuận lợi cho muỗi phát triển. 

     - Yếu tố khối cảm thụ: những người chưa có miễn dịch đều có thể bị mắc 

     - Nguồn bệnh: Bệnh nhân mang KST sốt rét truyền qua muỗi hoặc do truyền máu.

     - Các yếu tố khác: yếu tố xã hội, chiến tranh, nhân sự (con người), khoa học kỹ thuật

2. Một số nguyên tắc về phòng bệnh KST đường máu và nội tạng:

    - Giải quyết nguồn lây: phát hiện, điều trị và quản lý người bệnh. 

    - Giải quyết trung gian truyền bệnh: diệt muỗi, chống muỗi đốt 

   - Bảo vệ người lành và bảo vệ khối cảm thụ: uống thuốc phòng, ngủ màn, giáo dục truyền thông...